AirAsia vẫn quyết tâm vào thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Từ năm 2005 đến nay, AirAsia đã ba lần thất bại khi lên kế hoạch vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không tại Việt Nam lại một lần nữa thu hút hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thành lập liên doanh hàng không giá rẻ

Cho dù hiện nay dưới sự thống trị của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air nhưng thị trường hàng không Việt Nam vẫn rất hấp dẫn đối với các hãng hàng không trong khu vực, đặc biệt là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á đến từ Malaysia.

Với chiến lược hợp tác với Tập đoàn Thiên Minh, một hãng lữ hành trong nước được thành lập năm 1994 bởi ông Trần Trọng Kiên. Thiên Minh hiện đang sở hữu thương hiệu Buffalo Tours, một trong những thương hiệu du lịch đã khẳng định tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, tập đoàn còn điều hành một hệ thống khách sạn và một dịch vụ đặt chỗ trực tuyến (iVIVU).

Tổng giám đốc AirAsia – Tony Fernandes được cho là đã gặp ông Kiên lần đầu vào cuối năm 2015 và dự định thành lập một liên doanh hàng không giá rẻ ở Việt Nam, dự kiến sẽ đưa vào khai thác vận tải hành khách vào đầu năm 2018. AirAsia sẽ triển khai khai thác các đường bay trong nước và quốc tế chưa được các hãng Vietnam Airline và Vietjet chú trọng khai thác nhiều bằng máy bay chở khách tầm trung như Airbus A320 và A321.

Theo ông Kiên thì hiện nay vẫn còn những đường bay từ những sân bay nhỏ nhưng nhu cầu đi lại của hành khách là rất lớn, như đường bay trực tiếp giữa Tokyo với Nha Trang hay các đường bay đến Đà Nẵng.

AirAsia từng ba lần cố gắn thâm nhập thị trường hàng không Việt Nam nhưng bất thành. Năm 2005, AirAsia  thông qua đề xuất góp vốn vào Pacific Airlines (vốn là tiền thân của hãng Jetstar Pacific Airlines) nhưng đã thất bại trước đối thủ Qantas Airways (Úc). Năm 2007, đề xuất lập liên doanh giữa AirAsia với công ty đóng tàu Vinashin cũng không được thông qua. Gần đây nhất, năm 2010 AirAsia đã ký kết mua 30% cổ phần Vietjet Air nhưng cũng bất thành.

Sự bùng nổ du lịch Việt Nam

Từ khi gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), cùng với sự hội nhập đất nước, giá vé máy bay ngày càng rẻ đã tạo điều kiện cho du lịch bùng nổ nhanh chóng với lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Dự kiến lượng khách du lịch năm 2017 sẽ gia tăng đáng kể nhờ tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, nhất là cuộc họp của khối APEC tại nhiều nơi khác nhau trên cả nước. Trong năm 2016, lần đầu tiên lượng du khách quốc tế đến Việt Nam vượt 10 triệu lượt, và kỳ vọng con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

du-lich-q1

Khách du lịch châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc đang là nhân tố tạo ra sự bùng nổ, khi họ đổ xô đến các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Đà Nẵng và Nha Trang. Các khu vực có casino như TPHCM và Phú Quốc cũng được kỳ vọng sẽ đón lượng khách tăng, khi đã có nghị định cho phép thí điểm cho người Việt được vào chơi.

Cạnh tranh khốc liệt hơn, hành khách hưởng lợi

Trước năm 2007, đi tàu bay như một dịch vụ vận chuyển hành khách xa xỉ chỉ dành cho một bộ phần người dân có thu nhập cao; sau đó với sự hình thành hãng hàng không giá rẻ Jetstar, giá vé tuy có giảm nhưng vãn còn ở mức cao, hầu như người dân rất ít khi được tiếp cận với mức giá rẻ như hiện nay.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2011, Vietjet Air đã tăng trưởng một cách nhanh chóng nhờ giá vé thấp và chiến lược bán vé máy bay giá siêu rẻ, và đã lấy bớt thị phần của Vietnam Airlines (VNA). Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm kể từ khi ra mắt, thị phần trong nước của Vietjet Air đã gần như ngang ngửa với ông lớn VNA vốn có hơn 60 tuổi đời.

Việc cạnh tranh đã giúp hạ giá vé máy bay xuống mức thấp gần như chỉ là giá danh nghĩa (giá vé 0 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng) và chất lượng dịch vụ ngày càng được chú trọng nâng cao trong ngành hàng không. Nếu AirAsia được phép bước vào cuộc chơi, cạnh tranh trong ngành sẽ càng dữ dội hơn và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

MT-Tổng hợp