Những sân bay tốt nhất thế giới như thế nào?

Sân bay quốc tế Changi Singapore lần thứ 4 liên tiếp có tên ở vị trí đầu tiên trong top 10 sân bay tốt nhất thế giới.

Đây là kết quả của cuộc bình chọn thường niên SkyTrax World Airport Awards dựa trên hàng triệu lượt “votes” của khách du lịch. “Trở thành sân bay tốt nhất thế giới trong năm thứ 4 liên tiếp là thành quả đáng tự hào của sân bay Changi” – Giám đốc điều hành SkyTrax Lee Seow Hiang phát biểu sau khi công bố kết quả cuộc bình chọn do SkyTrax World Airport Awards đưa ra dựa vào bình chọn của khách du lịch trên cơ sở đánh giá 4 tiêu chí: Nhân viên, phòng chờ, dịch vụ sân baysảnh sân bay.

10. Doha Hamad International Airport (DOH) tại Qatar

san bay tot nhat the gioi

Sân bay quốc tế Hamad (Doha, Qatar) (Ảnh: CNN)

san-bay-tot-nhat-the-gioi-3-giatran.vn

Tổng lượt hành khách năm 2015: 30 triệu

Được khởi công xây dựng từ năm 2006 và khánh thành đưa vào hoạt động từ năm 2014, sân bay Doha với hai nhà ga chính diện tích 5.400ha (với chi phí xây dựng lên đến 16 tỉ USD) hiện là căn cứ chính của Qatar Airways.  Sân bay được thiết kế có công suất 70 triệu lượt hành khách mỗi năm và 320.000 lượt chuyến/năm với hơn 2 triệu tấn hàng mỗi năm. Kiến trúc sân bay hình ốc đảo sa mạc với mái vòm gợn sóng và đây được xem là tổ hợp nhà ga có kiến trúc ấn tượng nhất thế giới và có độ xa hoa nhất.

9. Kansai International Airport (KIX)

san bay tot nhat the gioi

Sân bay quốc tế Kansai (Tokyo, Nhật Bản)

san bay tot nhat the gioi giatran

Tổng lượt hành khách năm 2014: 20 triệu

Sân bay Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo trên vịnh Osaka, cách đất liền 5km, với tổng diện tích 511 ha. Đây cũng là căn cứ chính của ANA và Japan Airlines. Nổi tiếng bởi kiến trúc hiện đại,  tiện nghi hoàn hảo, nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với chi phí lên đến 1500 tỉ Yên, trong đó phảo mất 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo. Sân bay được thiết kế đặc biệt, toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp rắp với kính màu.

Nối giữa sân bay với đất liến là cây cầu dài 3,7 km, được thiết kế 2 tầng, với tầng trên rộng 30m có 12 đường xe hơi chạy với tốc độ 80 km/h và tầng dưới là đường sắt. Cầu được xây dựng với 31 mố cầu đượng đóng cọc sắt ở độ sâu 60m dưới đấy biển. Caaud có chiều cao 108m.

8. London Heathrow Airport (LHR)

can-canh-10-san-bay-tot-nhat-the-gioi-nam-2016_8_giatran.vn

Sân bay Heathrow (London, Anh)

san-bay-tot-nhat-the-gioi-3-giatran.vn

Tổng lượt hành khách năm 2015: 116,5 triệu

Sân bay London Heathrow là sân bay quốc tế tại thủ đô London, đây là sân bay nhộn nhịp thứ 2 thế giới năm 2005 và phục vụ khách quốc tế nhiều nhất thế giới, vì vậy mà một số thời điểm sân bay bị tình trạng quá tải và bị hành khách phê phán vì vấn đề này. Đây là đại bản doanh của hãng British Airways và Virgin Atlantic. Sân bay có 2 đường băng chính và 5 nhà ga hành khách.

7. Zurich Airport (ZRH) – Thụy Sỹ.

san bay tot nhat the gioi

Sân bay Zurich, Thụy Sĩ

Tổng lượt hành khách năm 2015: 34,3 triệu

Là căn cứ của hãng hàng không Swiss International Air Lines, đồng thời là điểm kết nối với các thành phố khác, Zurich Airport thu hút hành khách bằng các dịch vụ cho thuê xe đạp và ván trượt cùng với những chuyến khám phá tại bảo tàng.

Sân bay Zurich nằm tại bang Kloten, Thụy Sỹ và là đại bản doanh của hãng hàng không Swiss International Air Lines. Có hệ thống nhà ga đường sắt nằm bên dưới nhà ga hành khách hàng không, vì thế đây là cửa ngõ kết nối với các thành phố khác, có nhiều tàu đến từ nhiều nơi khác nhau của Thụy Sỹ như: Winterthur, Bern, Basel và Lucerne(Luzern),  phần lớn các địa điểm khác của Thụy Sỹ có thể đến được sân bay trong vài giờ đồng hồ.

6. Central Japan International Airport (NGO) 

San ban tot nhat the gioi

Chubu Centrair (Nagoya, Nhật Bản)

Tổng lượt hành khách năm 2014: 9,8 triệu

Đây là 1 trong 5 sân bay của Nhật Bản nằm ngoài bãi biển và được xây dựng trên đảo nhân tạo ở vịnh Ise gần thành phố Nagoya. Sân bay này còn có tên khác là Chubu Centrair, phục vụ chủ yếu cho hai hãng hàng không là Japan Airlines và ANA.

Điều đặc biệt mà du khách khi đến đây luôn thấy ấn tượng đó là hành khách có thể ngắm toàn cảnh tàu thuyền ra vào cảng Nagoya tại sân treo trên không của sân bay chính. Ngoài ra, còn có một phòng tắm để du khách thư giản và ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh. Sân bay này được khánh thành và đi vào hoạt động tháng 2/2005 để thay thể sân bay Nagoya với mã sân bay ”NGO”.

5. Hongkong International Airport (HKG)

san bay quoc te hong kong

Sân bay quốc tế Hong Kong

can-canh-10-san-bay-tot-nhat-the-gioi-nam-2016_8_giatran.vn

Tổng lượt hành khách năm 2014: 63,1 triệu

Đây cũng là sân bay quốc tế xây dựng trên đảo nhân tạo và được khánh thành vào năm 1998. Hongkong Airport là sân bay nổi tiếng đông đúc nhất châu Á và là đại bản doanh của các hãng Cathay Pacific, Hongkong Airlines và Dragonair.

Tại hội nghị ConExpo năm 1999 Sân bay Hong Kong được bầu chọn là một trong 10 thành tựu xây dựng của thế kỷ 20. Được xây dựng trong 6 năm với kinh phí 20 tỷ USD. Nhà ga sân bay bao gồm khu phố mua sắm SkyPlaza, các cửa hiệu và nhà hàng lớn, khu giải trí. Nhà ga T2 của sân bay cũng bao gồm bến tàu nối với Trung Quốc và 56 quầy làm thủ tục tại sân bay.

4. Tokyo Haneda International Airport (HND)

san bay tot nhat

Sân bay quốc tế Haneda (Tokyo, Nhật Bản)

Tổng lượt hành khách năm 2015: 71,0 triệu

Năm 2007, Sân bay Haneda được bình chọn là sân bay nhộn nhịp nhất Châu Á và đây cũng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Sân bay Haneda chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa, chỉ có số ít là các chuyến bay quốc tế vì hâu hết các chuyến bay quốc tế đến khu vực đều được sân bay Narita đảm trách. Đây là sân bay “bận rộn” thứ 2 châu á (sau sân bay quốc tế Bắc Kinh) và thứ 5 thế giới (sau sân bay Hartsfield-Jackson Atlanta, Bắc Kinh, London Heathrow và Dubai).

3. Munich Airport (MUC) – CHLB Đức.

san bay tot nhat munich

Sân bay Munich, Đức

Sân bay Munich, CHLB Đức

Tổng lượt hành khách năm 2013: 38,7 triệu

Đây là một trong những sân bay “đông đúc” nhất châu Âu (chỉ đứng sau sân bay Frankfurt). Munich Airport là đại bản doanh của các hãng hàng không Air Berlin, Lufthansa và Condor.

Với kiến trúc không gian bằng kính, bên cạnh đó là quang cảnh một sân golf và khu trưng bày những báy bay cũ đã đi vào lịch sử đã đam đến cho hành khách những cảm giác nhiều thiện cảm. Ngoài ra, sân bay có một sân bóng chuyền, một khu trượt pa-tanh để hành khách có thể tham gia đăng ký chơi môn thể thao này. Bia tươi, một loại đồ uống truyền thống của Munich, luôn sẵn sàng để phục vụ hành khách.

2. Incheon International Airport (ICN)

san bay quoc te tot nhat

san bay tot nhat

Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc

Tổng lượt hành khách năm 2013: 41,7 triệu

Được xây dựng trên hòn đảo bên ngoài Seoul, đây là căn cứ chính của Korean Air, xếp hạng 24 trên thế giới về sự đông đúc. Được khánh thành và đưa vào hoạt động năm 2001, nơi đây hấp dẫn hành khách bởi sự hiện diện của Bảo tàng Văn hóa Hàn Quốc cùng những chương trình văn hóa nghệ thuật được tổ chức thường xuyên.

Đây là sân bay nhiều năm liền được bình chọn là một trong những sân bay tốt nhất thế giới, luôn nằm trong Top 3 và được đánh giá sân bay 5 sao. Incheon có 2 nhà ga rất lớn (ga A và ga B) được nối với nhau băng tàu điện trên không. Bên trong sân bay có hệ thống bến xe điện phục vụ khách đi lại từ nhà gia này sang nhà ga khác. Phòng chờ có quầy phục vụ hành khách và mạng internet.

1. Singapore Changi International Airport (SIN)

san bay tot nhat the gioi changi

san bay changi

Sân bay Changi Singapore lần thứ 4 liên tiếp dẫn đầu top 10 sân bay tốt nhất thế giới

Tổng lượt hành khách năm 2014: 54 triệu

Là đại bản doanh của các hãng hàng không Singapore Airlines, Silkair và Tigerair, đây là sân bay xếp hạn thứ 16 thế giới về mật độ hành khách, có kiến trúc đẹp, tiện nghi sang trọng, ẩm thực đa dạng, nhiều lựa chọn về mua sắm, dịch vụ giải trí độc đáo như hồ bơi, rạp chiếu phim, vườn bướm… và được điều hành hiệu quả,

Với diện tích khu vực mua sắm khoảng 100.000m2 được bố trí dọc theo 3 nhà đón khách, với lượng hàng kinh doanh vượt xa các khu mua sắm hiện đại khác của Singgapore. Rượu, nước hoa là các mặt hàng có doanh số bán lớn nhất tại đây, kế đến là đồng hồ và các loại trang sức khác. Khu vực này đem lại khoảng 60% lợi nhuận cho nhà điều hành sân bay (khoảng 600triệu USD/năm). Ngoài ra, còn có nhiều cửa hàng miễn thuế, các hàng ăn uống và 6 khu vườn mở, mỗi khu vườn ở đây được trồng một nhóm thức vật như: xương rồng, hướng dương, phong lan…hành khách có thể vào thăm các khu vườn này.

Khu vực quá cảnh quốc tế của các nhà ga có nhiều khu vực khách ngồi chờ và bên cạnh đó có cung cấp dịch vụ internet, khu trò chơi giải trí, khu vực dành cho trẻ em, phòng cầu nguyện, phòng tắm, thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục thể thao, bể bơi và dịch vụ khách sạn.

MT Tổng hợp